Vinhomes Khánh Hội

Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hộigiá dự án khánh hội đang được giữ bí mật

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Khóc cười cư dân Petrolandmark kéo ra Bắc đòi nhà

Xem thêm: 


Tiền đã đóng nhưng dự án dang dở, chậm giao nhà 2 năm, người mua nhà phẫn nộ đòi nhà thì chủ đầu tư trả lời "cũng không biết đến ngày nào dự án có thể hoàn thiện…"

Câu chuyện “dở khóc, dở cười” trên đã và đang diễn ra tại dự án chung cư cao cấp Petro Vietnam Landmark thuộc Phường An Phú (Quận 2, TP Hồ Chí Minh) do Công ty Cổ phần Bất động sản xây lắp Dầu khí (PVCland) làm chủ đầu tư.
Các hộ dân mua nhà thông qua đơn vị thứ cấp là Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVL), nay đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí, có trụ sở tại Hà Nội.
Đa số hợp đồng mua nhà của các cư dân thời hạn giao nhà vào ngày 31/12/2011 cùng điều khoản: việc chậm bàn giao căn hộ không được kéo dài quá 6 tháng đối với thời hạn trên. Theo phản ánh của đại diện các cư dân, họ đã đóng tiền theo đúng tiến độ và đến nay đã đóng tới hơn 80% giá trị hợp đồng, một mặt là thực hiện đúng cam kết, mặt khác là PVL quy định rõ trong hợp đồng: nếu không đóng đúng tiến độ thì bị phạt tới 50% giá trị hợp đồng và cá biệt một số hợp đồng còn ghi là mất luôn toàn bộ số tiền đã đóng trước đó.
Thế nhưng đến nay, thời gian giao nhà đã quá hạn tới 2 năm, nhưng tiến độ dự án vẫn chỉ dừng lại ở việc hoàn thành xây thô và đang dừng mọi hoạt động.
Cư dân căng băng rôn tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí
Cũng theo phản ánh của đại diện cư dân mua nhà, trong thời gian chậm giao nhà đó, cư dân chỉ nhận được “mớ” thông báo thể hiện sự vô trách nhiệm của chủ đầu tư cũng như đơn vị thứ cấp, trực tiếp bán nhà cho người dân. Cụ thể: ngày 27/11/2011, cư dân nhận công văn thông báo của chủ đầu tư sẽ giãn tiến độ bàn giao nhà đến tháng 4/2012, thế nhưng việc xây dựng tòa nhà cũng không được khởi động lại để có thể bàn giao nhà như tiến độ thông báo.
Đến ngày 23/11/2012, cư dân phẫn nộ khi tiếp tục nhận được công văn đề nghị bàn giao nhà với hiện trạng thô. Tuy nhiên, thông báo này chỉ là một kế “hoãn binh” của chủ đầu tư và tất nhiên cũng không thể bàn giao nhà cho dân khi những công trình công cộng đều chưa được thực hiện.
Sau nhiều công văn của cư dân gửi tới cả PVL, PVCland, các cơ quan chức năng cùng với việc tập trung căng băng rôn tại dự án để đòi nhà, đòi quyền lợi, cuối cùng các cư dân cũng gặp được PVCland. Song, người dân vô cũng thất vọng khi câu trả lời từ phía chủ đầu tư dự án là PVCland khi nói: Công ty đang rất nỗ lực và cũng không biết đến ngày nào mới bàn giao nhà được.
Cư dân mua nhà dự án Petrolandmark căng băng rôn tại trụ sở chủ đầu tư dự án ở Hà Nội
Theo đơn thư cùng tài liệu đại diện cư dân cung cấp, họ càng phẫn nộ hơn khi nhận được công văn trả lời cũng như một số tài liệu quan trọng từ PVL và PVCland. Một điều khủng khiếp bất ngờ được hé lộ từ Công văn mà PVL gửi cho cư dân. Đó là việc PVL và PVCland đã cùng nhau ký một biên bản cấn trừ công nợ vào tháng 5/2012, trong đó có khoản phạt chậm bàn giao nhà lên tới hơn 39 tỉ đồng và số tiền phạt này để đóng cho nghĩa vụ tiếp theo của PVL đối với PVCland. Tức là PVL giữ tiền cư dân đã đóng lại mà trả tiến độ tiếp theo bằng tiền phạt hợp đồng giữa PVL và PVCland.
Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 16/11/2013 giữa cư dân và PVCland, PVL không tham gia với lý do bận thì PVC land lại nói các thỏa thuận về việc cấn trừ công nợ với khoản phạt chậm bàn giao nhà là vô hiệu vì kiểm toán phát hiện sai.
Những người dân mua nhà đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là màn kịch của PVL và PVCland khi cả 2 công ty đều thuộc Tập đoàn Dầu khí? Trong khi người dân đã đóng cho PVL trên 80% giá trị hợp đồng, thì PVL mới thanh toán cho PVCland có 63% giá trị hợp đồng, vậy số tiền còn lại tại sao PVL không đóng tiếp cho PVCland để hoàn thiện dự án?


Quá bức xúc, ngày 6/1 vừa qua nhiều cư dân mua nhà tại dự án Petro Vietnam Landmark đã kéo nhau ra Hà Nội để căng băng rôn đòi nhà tại trụ sở của PVL và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Sau sự việc này, đại diện cư dân cho biết đã nhận được câu trả lời của ông Vũ Ngọc Thuyên, Phó trưởng ban Thanh tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tổ chức cuộc họp giữa cư dân và các bên liên quan vào ngày 15/1 tới tại TP Hồ Chí Minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét