Xem thêm:
Cần Thơ: Vì sao khu đất gần 4 triệu đôla bị thu hồi?
Mỗi ounce vàng tại Mỹ còn 1.242 USD, tương đương 31,62 triệu đồng một lượng, sau thông báo chỉ số giá sản xuất nước này tăng mạnh cuối năm ngoái.
Chốt phiên giao dịch ngày 15/1 tại Mỹ, giá vàng mất 3 USD, xuống 1.242 USD một ounce. Trong khi đó, cả chứng khoán Mỹ và đồng đôla đều đi lên sau báo cáo Chỉ số giá sản xuất (PPI) nước này tăng mạnh trong tháng 12.
Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng thế giới hiện có giá khoảng 31,62 triệu đồng (chưa gồm các loại thuế, phí, gia công...). Giá đóng cửa hôm qua của vàng miếng trong nước xoay quanh 34,98-35,03 triệu đồng.
Giá vàng đã giảm phiên thứ hai liên tiếp tại Mỹ. Ảnh: Boredcouple
Theo Bộ Lao động Mỹ, sau khi điều chỉnh, PPI tháng 12 đã tăng 0,4% - mạnh nhất 6 tháng qua. Báo cáo Beige Book của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cũng cho thấy kinh tế Mỹ đang dần phục hồi từ cuối tháng 11.
Giới phân tích nhận định giá vàng tăng 3% từ đầu năm được hỗ trợ chủ yếu bởi nhận định FED sẽ phải thận trọng hơn khi giảm kích thích, sau báo cáo việc làm gây thất vọng cuối tuần trước. "Tuy nhiên, chúng tôi nghi ngờ việc này sẽ khó kéo dài trong vài tuần tới, đặc biệt khi FED sắp họp cuối tháng", Edward Meir – nhà phân tích kim loại tại INTL FCStone cho biết. Phiên họp sắp tới của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) sẽ diễn ra vào ngày 28/1.
Giá các hợp đồng vàng giao tháng 2 cũng giảm 7,1 USD, xuống 1.238 USD mỗi ounce. Khối lượng giao dịch thấp hơn 45% so với trung bình 250 ngày. Phiên tăng thứ hai liên tiếp của chứng khoán Mỹ hôm qua cũng góp phần làm giảm nhu cầu vàng. Chỉ số S&P 500 đã tăng 0,5%.
Dự trữ tại SPDR Gold Trust – Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới giảm 3,65 tấn xuống 789,5 tấn hôm 14/1. Đây là mức thấp nhất 5 năm.
Trong khi đó, Trung Quốc vừa cấp quyền nhập khẩu vàng cho hai ngân hàng ngoại đầu tiên, là ANZ và HSBC. Đây là nỗ lực mở cửa nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tại thị trường vàng vật chất lớn nhất thế giới.
Theo Giá Vàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét