Xem thêm:
TP.HCM: Duyệt quy hoạch 6 khu dân cư trên địa bàn huyện Củ Chi
Ngày 2/1/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
“Huy động” ở đây có thể hiểu là khác với nghiệp vụ huy động và cho vay thông thường như với các nguồn vốn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.
Về chính sách tiền tệ, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý; bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Cùng với yêu cầu quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối, thị trường vàng, tiếp tục củng cố kết quả chống vàng hóa, kiên quyết đẩy nhanh chống đô la hóa, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có các biện pháp huy động nguồn lực từ vàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đối với thị trường tiền tệ.
Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ, hạn chế nợ xấu gia tăng; tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra và công khai, minh bạch hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Với định hướng trên, Chính phủ đã chính thức đưa ra yêu cầu có các biện pháp để huy động nguồn lực từ vàng, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2014 vừa qua.
Tuy nhiên, “huy động” ở đây có thể hiểu là khác với nghiệp vụ huy động và cho vay thông thường như với các nguồn vốn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, mà làm sao có các giải pháp kích thích nguồn vốn “chôn” ở vàng chuyển đổi để đi vào sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Cùng với yêu cầu quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối, thị trường vàng, tiếp tục củng cố kết quả chống vàng hóa, kiên quyết đẩy nhanh chống đô la hóa, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có các biện pháp huy động nguồn lực từ vàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đối với thị trường tiền tệ.
Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ, hạn chế nợ xấu gia tăng; tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra và công khai, minh bạch hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Với định hướng trên, Chính phủ đã chính thức đưa ra yêu cầu có các biện pháp để huy động nguồn lực từ vàng, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2014 vừa qua.
Tuy nhiên, “huy động” ở đây có thể hiểu là khác với nghiệp vụ huy động và cho vay thông thường như với các nguồn vốn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, mà làm sao có các giải pháp kích thích nguồn vốn “chôn” ở vàng chuyển đổi để đi vào sản xuất kinh doanh.
Nguồn: Giá Vàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét