Vinhomes Khánh Hội

Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hộigiá dự án khánh hội đang được giữ bí mật

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

FDI vào bất động sản: Dự án khủng trở lại

Xem thêm: 


Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của dự án khủng sau 1 năm vắng bóng.

Dự án khủng xuất hiện trở lại
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố, quý I/2014, có 252 dự án có vốn FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 5 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 288,3 triệu USD.
Đáng chú ý là Dự án Xây dựng khu chung cư phường 22, quận Bình Thạnh (TP.HCM) của Công ty Sun Wah Vietnam Real Estate Limited (Hồng Kông, Trung Quốc) tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD. Đây là dự án bất động sản có vốn FDI lớn nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây.
Trước đó (năm 2013), nguồn vốn FDI vào bất động sản dù đạt 900 triệu USD, nhưng không có dự án lớn nào, ngoài Dự án Xây dựng nhà xã hội ở Hải Phòng có  tổng vốn đầu tư 50 triệu USD của Công ty Pruksa (Thái Lan).
Có thể nói, năm 2013 là năm vắng bóng những dự án khủng vào bất động sản. Đáng kể nhất, trong giai đoạn 2009-2013 là Dự án Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương của Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) liên doanh với Becamex, với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2012. Số còn lại chỉ là những dự án trung bình và vốn tăng thêm của các dự án hiện hữu.
Nhưng quý I/2014, bằng dự án của  Sun Wah và việc một số nhà đầu tư bất động sản quốc tế đang “dòm ngó” thị trường Việt Nam, rất có thể, thị trường sẽ đón nhận thêm nhiều dự án bất động sản FDI lớn.
Với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương cũng được xem là dự án bất động sản có vốn lớn. Ảnh: Lê Toàn
Tháng 1/2014, Tập đoàn Rose Rock của gia đình tỷ phú Mỹ Rockefeller đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô để thực hiện khu phức hợp du lịch và nghỉ dưỡng tại Vũng Rô (Phú Yên) với tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD. Dự án có tên là Vũng Rô Bay Resort Complex với quy mô 760 phòng khách sạn, 4.300 căn hộ và 100 nhà phố.
Một tỷ phú người Israel là Igal Ahouvi cũng tham gia thị trường bất động sản Việt Nam bằng việc thâu tóm Khu du lịch Bãi Rồng tại Cam Ranh (Khánh Hòa) với chi phí lên đến 300 triệu USD. Dự án sẽ phát triển dưới thương hiệu mới là Alma Resort, gồm 200 biệt thự và 400 căn hộ.
Công ty State Development - Moscow cũng vừa động thổ xây dựng Khu nghỉ dưỡng Cam Ranh Flowers Resort, với tổng vốn đầu tư 1.890 tỷ đồng…
Sóng FDI bất động sản từ Trung Quốc
Tất cả những động thái trên cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm trở lại với thị trường bất động sản Việt Nam. Có thể nhân tố kích hoạt sự quay trở lại của dòng vốn FDI là thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lại cùng những chuyển biến khả quan của nền kinh tế thế giới.
Ông Timothy Horton, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định, các nhà đầu tư quốc tế từng quan tâm đến thị trường bất động sản Việt Nam những năm 2008 - 2009 đã quay trở lại. Nhà đầu tư châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam.
“Cushman & Wakefield đang làm việc với một số nhà đầu tư và doanh nghiệp Trung Quốc. Sở dĩ họ quan tâm và muốn đầu tư nhiều vào Việt Nam, vì theo đánh giá, giá bất động sản của Việt Nam hiện rẻ hơn so với Trung Quốc”, ông Timothy Horton nói.
Còn ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam nhận xét, từ đầu năm 2014, nhà đầu tư đến từ Trung Quốc là tâm điểm của mọi chú ý, khi Savills nhận được rất nhiều yêu cầu mua lại các dự án bất động sản từ Trung Quốc.
Đồng quan điểm, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành CBRE cho biết, năm 2013, nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Nga góp phần làm tăng trưởng nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, thì năm 2014, đến lượt các nhà đầu tư Trung Quốc thâm nhập thị trường.
Ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho biết, nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và kỳ vọng thị trường bất động sản Việt Nam là điểm đến đầu tư trung và dài hạn. Nguyên nhân là do thị trường bất động sản Việt Nam sở hữu những ưu thế nhất định so với các nước khác trong khu vực, mang lại lợi thế về giá cả cho các nhà đầu tư quốc tế so với các thị trường lân cận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét