Vinhomes Khánh Hội

Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hộigiá dự án khánh hội đang được giữ bí mật

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tồn kho BĐS vẫn lớn nhưng thị trường đã ấm dần

Xem thêm: 


Tính hết ngày 25.2.2014 trên địa bàn cả nước còn tồn kho khoảng gần 33.000 căn hộ và tổng giá trị tồn kho bất động sản (BĐS) còn khoảng 92.690 tỷ đồng. Theo đánh giá của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thì con số này "còn khá lớn".

Trao đổi với Một Thế Giới, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, tình hình thị trường BĐS năm 2013 và 2 tháng đầu năm 2014 đã có xu hướng ấm lên.
 
Theo ông Dũng, lượng giao dịch trên thị trường những tháng cuối năm đã tăng nhiều so với những tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng BĐS cao hơn so với tăng trưởng tín dụng chung, các dự án dở dang tiếp tục được triển khai và mở bán, niềm tin của khách hàng vào thị trường dần được hồi phục.
 
BĐS nhà ở đã được điều chỉnh sát với nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, tăng cường thông tin, tiếp thị. 
 
"Các sản phẩm nhà ở có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại các đô thị lớn được tiêu thụ mạnh, hầu như không còn tồn kho loại sản phẩm này. Điều đó cho thấy các giải pháp đã nêu tại Nghị quyết 02 của Chính phủ là rất đúng và đã mang lại hiệu ứng tích cực cho thị trường BĐS" - ông Dũng nói.
 
Dù thị trường BĐS đã có tín hiệu ấm dần lên, nhưng theo Bộ trưởng Dũng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như lượng hàng tồn kho vẫn còn khá lớn, nhiều dự án xa trung tâm, thiếu hạ tầng đồng bộ vẫn không bán được hàng, giá cả bất động sản nhất là nhà ở vẫn ở mức cao so với thu nhập của người dân. 
 
"Các doanh nghiệp đầu tư vẫn rất khó khăn về vốn vì lãi suất vẫn còn khá cao và khó tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khi chưa trả được nợ cũ. Nhiều dự án đang xây dựng dở dang do người mua nhà không nộp tiền tiếp, nên cũng rất khó khăn về vốn để tiếp tục triển khai. 
 
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, Bộ Xây dựng đã kiến nghị nhiều giải pháp, trong đó đề nghị Thủ tướng yêu cầu các địa phương không cấp phép đầu tư mới đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, các dự án khu đô thị mới trong năm 2014. Đồng thời cho phép điều chỉnh một số quy định có liên quan đến gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỉ đồng như kéo dài thời hạn trả nợ, mở rộng đối tượng vay và bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại giải ngân gói tín dụng này" - Bộ trưởng Dũng cho biết.
 
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, tính đến ngày 25.2.2014, tổng số tồn kho trên địa bàn TP Hà Nội khoảng 12.601 tỷ đồng, giảm gần 369 tỷ đồng (tương đương 2,8%) so với tháng 12.2013. Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư là 3.164 căn tương đương 3.565 tỷ đồng (giảm 294 căn so với tháng 12.2013); tồn kho nhà thấp tầng là 3.096 căn tương đương 9.036 tỷ đồng (giảm 26 căn so với tháng 12.2013). 
 
Tại TP. HCM, tổng giá trị tồn kho còn khoảng 16.713 tỷ đồng, giảm 755 tỷ đồng (tương đương 4,32%) so với tháng 12.2013. Trong đó, tồn kho chung cư là 7.520 căn tương đương 12.959 tỷ đồng (giảm 310 căn so với tháng 12.2013), tồn kho nhà thấp tầng là 755 căn, tương đương 2.114 tỷ đồng (giảm  52 căn so với tháng 12.2013); tồn kho đất nền nhà ở là 264.629 m2, tương đương 1.203 tỷ đồng; tồn kho đất nền thương mại là 34.318 m2, tương đương 437 tỷ đồng.
 
Đối với dư nợ tín dụng trong đầu tư, kinh doanh BĐS đạt 262.107 tỷ đồng, tăng 14,7% so với 31.12.2012
 
Tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS tính đến cuối tháng 12.2013 là 3,38%, giảm 1,92% so với cuối tháng 10.2013, và giảm gần 50% so với tháng 8.2013. 
 


Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho biết, đã có 3 dự án được chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và 10 dự án điều chỉnh cơ cấu căn hộ tại Hà Nội được phê duyệt. Tại TP. HCM, UBND đã chấp thuận cho phép điều chỉnh hoặc chuyển đổi 10 dự án, gồm: 5 dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội, 4 dự án điều chỉnh cơ cấu căn hộ và 1 dự án chuyển đổi sang làm bệnh viện. Tuy kết quả việc chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội vẫn còn chậm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét